Kỹ năng lãnh đạo là một khía cạnh quan trọng trong công việc của người quản lý hay đóng vai trò dẫn dắt nhóm. Kỹ năng lãnh đạo bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau từ việc giao tiếp hiệu quả đến khả năng thúc đẩy và truyền cảm hứng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ năng lãnh đạo là gì? Cũng như tầm quan trọng và những yếu tố cơ bản của kỹ năng lãnh đạo trong bài viết sau đây!
Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng lãnh đạo là gì? Kỹ năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng mà một người lãnh đạo cần có để định hướng, tạo động lực và hướng dẫn nhóm, tổ chức hoặc cộng đồng đạt được mục tiêu chung. Khả năng lãnh đạo không chỉ liên quan đến việc quản lý và chỉ đạo, mà còn bao gồm khả năng tương tác, thúc đẩy sự phát triển cá nhân, thúc đẩy hiệu suất làm việc của tất cả các thành viên trong nhóm.
8 Kỹ năng lãnh đạo nhà quản lý cần có
Nhà quản lý cần phải sở hữu nhiều kỹ năng khác nhau để đạt hiệu quả trong việc dẫn dắt nhóm và đạt được mục tiêu tổ chức. Dưới đây là 8 kỹ năng lãnh đạo quan trọng mà nhà quản lý cần có.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Học cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và thúc đẩy sự phát triển cá nhân của toàn bộ nhóm
Giao tiếp là yếu tố quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy nhóm phát triển. Nhà quản lý cần biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, có tổ chức. Điều này bao gồm việc sử dụng ngôn từ đơn giản mà mọi thành viên ở mọi bộ phận đều có thể hiểu được, tránh sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành quá phức tạp, đồng thời cố gắng thể hiện ý tưởng một cách mạch lạc.
Kỹ năng giao tiếp còn giúp nhà quản lý cũng nên là người lắng nghe tốt, cởi mở tiếp thu ý kiến từ các thành viên trong nhóm và đáp ứng các thắc mắc hoặc phản hồi một cách tích cực.
Kỹ năng lên kế hoạch: Học cách xác định mục tiêu cụ thể, tổ chức và quản lý thời gian một cách hiệu quả
Nhà lãnh đạo cần có khả năng lên kế hoạch, tổ chức và quản lý thời gian một cách hiệu quả. Nhà quản lý cần biết cách xác định các mục tiêu cụ thể, xây dựng kế hoạch hành động và ưu tiên công việc để đảm bảo tiến độ hoàn thành.
Ngoài ra, nhà quản lý còn cần cần biết cách kiểm soát thời gian của mình, nhất là trong việc phân chia thời gian hợp lý giữa việc quản lý nhóm và hoàn thành công việc riêng.
Kỹ năng thúc đẩy và truyền cảm hứng: Học cách định hướng, truyền cảm hứng và khích lệ nhóm để đạt được mục tiêu chung
Nhà quản lý cần biết cách định hướng, truyền cảm hứng và khích lệ nhóm để đạt được mục tiêu chung. Vì vậy, nhà quản lý có thể tạo động lực làm việc nhằm thúc đẩy sự phát triển cá nhân của các thành viên trong nhóm, đánh giá và tôn vinh thành tựu của họ để tạo cảm giác được công nhận, từ đó cống hiến nhiều hơn cho đội nhóm, tổ chức.
Kỹ năng ra quyết định: Học cách đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát trong các tình huống khó khăn
Quyết đoán hay kỹ năng ra quyết định là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn các giải pháp một cách nhanh chóng và dứt khoát trong các tình huống khó khăn, cấp bách. Nhà quản lý cần biết cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan, thu thập thông tin cần thiết và đưa ra quyết định một cách đúng đắn để đạt được mục tiêu công việc.
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ: Học cách xây dựng và duy trì mối quan hệ lành mạnh với đồng nghiệp, cấp dưới và cấp trên
Xây dựng và duy trì mối quan hệ lành mạnh với đồng nghiệp, cấp dưới và cấp trên là rất quan trọng trong việc đạt được sự hợp tác cũng như chiếm được lòng tin tưởng, tôn trọng trong tổ chức. Nhà quản lý cần biết cách tạo môi trường làm việc thoải mái và đáng tin cậy để tất cả các thành viên trong nhóm cảm thấy thoải mái, yên tâm trong công việc.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Học cách phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp trong quá trình quản lý nhóm
Nhà quản lý cần có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp cũng như biết cách tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hiệu quả để vượt qua những thách thức trong quá trình quản lý nhóm.
Tính kỷ luật và trách nhiệm: Học cách tuân thủ các quy định và đảm bảo sự kỷ luật và trách nhiệm trong công việc
Tính kỷ luật và trách nhiệm là điều kiện tiên quyết để nhà quản lý có thể đảm bảo cấp dưới của mình tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn công việc một cách nghiêm túc. Nhà quản lý cần chịu trách nhiệm với các quyết định và hành động của mình, đồng thời đảm bảo rằng công việc được tiến hành một cách chính xác, đúng thời hạn.
Kỹ năng lãnh đạo sáng tạo: Học cách thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy đột phá trong quá trình lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo sáng tạo là khả năng tạo ra môi trường làm việc thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy đột phá trong tổ chức. Kỹ năng lãnh đạo sáng tạo bao gồm khả năng tạo ra chiến lược định hướng cho việc thúc đẩy sự sáng tạo trong tổ chức, cũng như khả năng đưa ra quyết định dựa trên những ý tưởng đột phá. Ngoài ra, nhà lãnh đạo sáng tạo không chỉ đưa ra ý tưởng mới mẻ, mà còn là việc khích lệ và hỗ trợ những ý tưởng đó được triển khai thành công.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng lãnh đạo
Ngoài những kỹ năng trên, nhà lãnh đạo cần có trong mình kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả, đảm bảo được các tố chất như công bằng, chính trực, uy tín và khả năng giảng dạy, truyền đạt để dẫn dắt đội ngũ phát triển.
Công bằng và chính trực
Sự công bằng, chính trực đóng vai trò quan trọng trong xây dựng niềm tin và lòng tin của thành viên trong nhóm. Một người lãnh đạo công bằng luôn đề cao đạo đức và là người đáng tin cậy, đảm bảo quyền lợi của mọi người được tôn trọng, đối xử một cách công bằng.
Độ tin cậy của nhà lãnh đạo
Một trong những đặc điểm quan trọng của một người lãnh đạo là tính đáng tin cậy. Người lãnh đạo có uy tín sẽ luôn giữ lời hứa, thực hiện cam kết với người lao động, bên cạnh đó là tuân thủ các nguyên tắc và giá trị đề ra.
Khả năng giảng dạy và cố vấn
Người lãnh đạo có khả năng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho thành viên khác trong nhóm. Nhà quản lý luôn phải là người tiên phong, dẫn đầu trong việc tìm kiếm những phương pháp mới hoặc khơi gợi sự sáng tạo trong nhân viên để cải tiến công việc của mình.
Cách nâng cao kỹ năng lãnh đạo
Để trở thành nhà lãnh đạo thành công, bạn cần có một quá trình học hỏi không ngừng, rèn luyện kỹ năng, bên cạnh đó là sự kiên nhẫn và tập trung. Trong quá trình nâng cao khả năng lãnh đạo, hãy luôn tự đặt mục tiêu và học hỏi từ kinh nghiệm để trở thành một người lãnh đạo đáng tin cậy.
Xây dựng tư duy phản biện
Để rèn luyện tư duy phản biện, hãy tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận, đọc sách, bài viết hoặc tham gia các khóa học giúp mở rộng kiến thức.
Hãy xem xét nhiều quan điểm khác nhau về một vấn đề với những ý kiến trái ngược nhau để có cái nhìn đa chiều hơn. Bên cạnh đó là tập trung vào việc phân tích các tình huống phức tạp, cân nhắc về những rủi ho, hệ quả có thể gặp của từng giải pháp.
Rèn kỹ năng lắng nghe
Để trở thành một người lãnh đạo, bạn cần học cách lắng nghe chân thành và chủ động. Trong cuộc trò chuyện, hãy dành thời gian để nghe và thấu hiểu ý kiến, cảm xúc, tâm tư của của cấp dưới, đồng thời không tỏ thái độ phán xét những suy nghĩ đó. Ngoài ra, bạn cũng nên dành không gian cho nhân viên bày tỏ những khúc mắc, bức xúc và thẳng thắn đối diện với những vấn đề này. Đây chính là cách các nhà lãnh đạo trở nên xuất sắc, đáng tôn trọng hơn trong mắt cấp dưới thay vì quát tháo hay lảng tránh những lời phê bình.
Thúc đẩy người khác
Để thúc đẩy nhân viên phát triển và đạt được tiềm năng tối đa, hãy tạo cơ hội cho họ đảm nhận các nhiệm vụ trong dự án quan trọng. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần biết cách thể hiện lòng tin, tạo điều kiện cho nhân viên của mình khi họ đối diện với những công việc phức tạp. Ngoài ra, hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn, đưa ra những lời khuyên xây dựng để giúp họ phát triển kỹ năng và nâng cao khả năng làm việc.
Rèn luyện tính kỷ luật
Để rèn luyện tính kỷ luật trong công việc, hãy tạo kế hoạch công việc cụ thể và xác định các mục tiêu cụ thể để đạt được trong thời gian nhất định. Đồng thời, bạn cần là người tiên phong trong việc duy trì kỷ luật và tuân thủ các kế hoạch đã đề ra. Bằng cách sử dụng các công cụ, phương pháp quản lý thời gian hiệu quả, bạn sẽ giữ cho công việc luôn được tiến hành một cách tổ chức và hiệu quả.
Xử lý xung đột
Là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cũng cần có khả năng xử lý xung đột. Để xử lý xung đột một cách hiệu quả, hãy trò chuyện riêng tư với các bên liên quan để hiểu rõ nguyên nhân gây ra xung đột. Việc lắng nghe và thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu cũng như mong muốn hợp tác để giải quyết xung đột một cách xây dựng. Trong quá trình xử lý xung đột, tuyệt đối không được lên án hoặc đổ lỗi cho người khác.
>> Xem thêm: 6 Thử Thách Nhà Lãnh Đạo Thường Gặp
Cách làm nổi bật kỹ năng lãnh đạo khi đi xin việc
Khi đi xin việc, làm nổi bật khả năng lãnh đạo trong quá trình tìm việc không chỉ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn cho thấy rằng bạn có khả năng đóng góp tích cực vào công ty và định hướng nhóm trong tương lai.
Dưới đây là một số cách để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong quá trình tìm việc.
Tạo CV và thư xin việc phù hợp
Đảm bảo rằng CV và thư xin việc của bạn đã thể hiện rõ ràng kỹ năng của bạn. Chú thích công việc hoặc dự án bạn đã điều hành, nhóm quản lý và những thành tích đạt được trong vai trò lãnh đạo.
Đề cập đến kỹ năng lãnh đạo trong cuộc phỏng vấn
Trong cuộc phỏng vấn, hãy tận dụng mọi cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo của bạn. Kể về những dự án bạn đã điều hành, cách bạn thúc đẩy, động viên nhóm và cách bạn xử lý xung đột. Đừng quên nhấn mạnh khả năng lãnh đạo của bạn đã đóng góp vào thành công của dự án hoặc nhóm như thế nào.
Sử dụng ví dụ cụ thể
Khi giới thiệu về kỹ năng này, hãy đưa ra những ví dụ cụ thể về cách bạn đã áp dụng kỹ năng này ở những dự án trước. Điều này giúp người tuyển dụng thấy rõ ràng khả năng lãnh đạo và cách bạn sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề nhằm đạt được mục tiêu.
Kể về khả năng thúc đẩy và phát triển người khác
Lãnh đạo không chỉ là về việc điều hành và quản lý mà còn bao gồm khả năng thúc đẩy và phát triển các thành viên khác. Trong buổi phỏng vấn, hãy kể về cách bạn hỗ trợ và cổ vũ đồng đội, hoặc cách bạn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để giúp người khác phát triển bản thân.
Liên kết kỹ năng lãnh đạo với mục tiêu công việc
Khi làm nổi bật khả năng lãnh đạo của bạn, hãy liên kết chúng với mục tiêu công việc mà bạn đang ứng tuyển. Đưa ra lý do vì sao kỹ năng lãnh đạo của bạn sẽ đóng góp nhiều giá trị của công ty.
Làm việc nhóm trong quá trình xin việc
Trong quá trình phỏng vấn, nếu nhà tuyển dụng tạo tình huống giả định, hãy thể hiện rõ ràng khả năng làm việc nhóm của bạn bằng việc hợp tác tốt với những ứng viên khác. Tuy nhiên, việc thể hiện quá mức khả năng lãnh đạo mà không lắng nghe, ghi nhận đóng góp của đồng đội lại có thể phản tác dụng, khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
>> Xem thêm: Nghi Thức Xã Giao Trong Kinh Doanh
Vậy, với những thông tin được CTS Việt Nam đề cập đến trong bài viết, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ hơn về kỹ năng lãnh đạo là gì rồi đúng không? Lãnh đạo không phải là một tài năng tự nhiên mà là một quá trình học tập, phát triển liên tục. Bằng cách nắm vững những kỹ năng này, người quản lý có thể xây dựng, duy trì môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự phát triển của nhóm và đạt được thành công. Hãy tập trung vào việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo của mình để trở thành một người dẫn dắt xuất sắc bạn nhé!