Trong cuộc sống, có phải bạn thường gặp những xung đột trong cảm xúc hay tình huống căng thẳng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản? Khi đó, kỹ năng kiểm soát cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn đối mặt và vượt qua những thách thức này một cách hiệu quả. Vậy, kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì? Làm thế nào để thực hành việc kiểm soát cảm xúc cá nhân? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây bạn nhé!
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc (emotional regulation skills) là khả năng nhận biết những vấn đề, để từ đó có thể điều chỉnh những cung bậc vui, buồn, giận dữ một cách hiệu quả. Biết cách kiểm soát tốt cảm xúc sẽ giúp bạn dễ dàng thích ứng với các tình huống khó khăn và nhanh chóng xử lý chúng, đồng thời đem đến một trạng thái tinh thần và cảm xúc tích cực, duy trì trạng thái cân bằng, hạn chế gây ra những vấn đề về tâm lý phức tạp.
Tầm quan trọng của kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống và những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, đối tác thân thiết. Không những vậy, khi cảm xúc của bản thân được cân bằng, ổn định thì mọi vấn đề trong cuộc sống mới được dễ dàng, hanh thông và đạt được nhiều thuận lợi, may mắn.
Stress, căng thẳng là những tác hại hàng đầu nếu để những cảm xúc tiêu cực chi phối bản thân. Vì vậy mà việc nhận biết, cũng như điều chỉnh hành vi, suy nghĩ một cách đúng đắn, phù hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng sắp xếp lại mọi thứ, đồng thời đạt được trạng thái cân bằng. Chỉ khi thật bình tĩnh thì mới có thể nhìn nhận mọi việc một cách sáng suốt, hạn chế nguy cơ ra quyết định sai lầm và đạt được thành công hơn trong mọi vấn đề cuộc sống. Và kiểm soát cảm xúc là một trong những kỹ năng bạn nhất định phải biết để giúp cuộc sống của bạn trở nên cân bằng hơn.
Người ta thường nói, “một điều nhịn, chín điều lành”, vì vậy mà việc biết cách kiểm soát cảm xúc cũng sẽ giúp bạn tránh được hầu hết những tình huống xung đột, mâu thuẫn trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Điều này cũng giúp bạn xây dựng được những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, đối tác bền chặt, có thể nhận được nhiều lợi ích về sau.
Biểu hiện của người biết kiểm soát cảm xúc
Để trở thành một người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc, bạn nhất thiết phải biết được những hiểu hiện điển hình của nhóm người này. Từ đó, xây dựng cho mình một hình mẫu lý tưởng và lập kế hoạch thực hiện. Đây cũng được xem làm một trong những kỹ năng lãnh đạo cần có, không chỉ có cách làm việc hiệu quả, mà quá trình trao đổi suôn sẻ trong công việc giữa nhân viên và quản lý cũng là điều cần được chú trọng.
Làm việc nhiều hơn nói
Người biết kiểm soát cảm xúc thường có xu hướng hành động nhiều hơn là chỉ đơn thuần nói. Họ chỉ luôn tập trung vào công việc để đạt được kết quả tốt nhất, thay vì chỉ nói về những điều mong muốn hoặc cảm xúc của mình.
Hướng đến mục tiêu cuối cùng
Trang bị kỹ năng này, sẽ giúp chúng ta luôn có khả năng tập trung vào mục tiêu lớn hơn. Đặc biệt, họ hoàn toàn không bị mất tập trung bởi những cảm xúc tiêu cực có thể xảy đến trong bất kỳ tình huống nào. Họ cũng luôn biết cách phân biệt những yếu tố nào đang ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của mình để từ đó, vận dụng khả năng kiểm soát để duy trì trạng thái tập trung nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng.
Không hề nóng giận vô cớ
Khi biết kiểm soát cảm xúc thường không có những phản ứng quá mức hoặc vô lý khi đứng trước tình huống nhỏ nhặt. Họ luôn biết cách giữ bình tĩnh để tìm cách giải quyết chúng một cách nhanh chóng, khoa học mà không làm ảnh hưởng, phật lòng bất kỳ ai.
Liên tục kiểm điểm bản thân
Biểu hiện của những người kiểm soát cảm xúc sẽ thường tự đánh giá, kiểm điểm bản thân để lên kế hoạch cải thiện điểm yếu, đồng thời phát triển điểm mạnh. Họ không chỉ tập trung vào việc kiểm soát cảm xúc mà còn liên tục đánh giá hành vi, suy nghĩ cũng như những phản ứng của mình. Đó cũng là cách tốt nhất mà bạn có thể áp dụng nếu đang trên hành trình tìm kiếm một lối tư duy cho chính mình.
Luôn chủ động giữ liên lạc trong các mối quan hệ
Người biết kiểm soát cảm xúc thường chú trọng đến mối quan hệ và luôn nỗ lực duy trì các liên kết với người khác thông qua thư từ, tin nhắn, email hay thỉnh thoảng là một món quà cho dịp sinh nhật, giáng sinh hay lễ Tết. Họ cũng rất biết cách thể hiện niềm thích thú khi được lắng nghe và thấu hiểu những người bạn của mình. Vì vậy mà người biết cách quản lý cảm xúc luôn nhận được sự yêu mến, tôn trọng từ người khác.
>> Xem thêm: Kỹ năng thuyết trình là gì? Các bước thuyết trình hiệu quả nhất
Muốn rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc cần làm gì?
Việc luyện tập thực hành kỹ năng kiểm soát cảm xúc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi người. Vậy, cách kiểm soát cảm xúc gồm có những bước nào, tham khảo trong nội dung tiếp theo của bài viết bạn nhé!
Lắng nghe cơ thể mình
Bạn có biết, khi giận dữ, mọi cơ quan trọng cơ thể sẽ hoạt động vô cùng mạnh mẽ, tim đập nhanh, hơi thở mạnh, tâm trạng trở nên căng thẳng vô cùng. Do đó, khi đứng trước những tình huống như vậy, hãy tập trung vào việc cảm nhận cơ thể của bạn để nhận biết và nhận dạng cảm xúc bằng cách lắng nghe những âm thanh từ sâu bên trong như nhịp tim, hơi thở, căng thẳng trong cơ bắp hoặc cảm giác trong dạ dày.
Khi đó, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh lại cảm xúc, đồng thời hạn chế tối đa việc vô tình nói ra hoặc hành động những điều thiếu kiểm soát, gây ra những tổn thương cho bản thân và những người xung quanh.
Điều chỉnh mọi hành động của cơ thể
Khi rèn luyện kiểm soát cảm xúc, một yếu tố khác mà bạn cần hiểu rõ đó chính là hành động và cảm xúc có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Bằng chứng là khi giận dữ, bạn có thể sẽ vô tình tạo ra những hành động thiếu kiểm soát, trong khi đó, nếu tự ý thức được điều này, những điều đáng tiếc chắc chắn sẽ không xảy ra.
Vì vậy, khi đứng trước bất kỳ tình huống nào, dù là vui mừng hay giận dữ, bạn hãy thử chậm lại một chút trước khi hành động bằng cách thực hành các kỹ thuật như thay đổi tư thế, hít thở sâu, thư giãn cơ bắp hoặc vận động nhẹ nhàng để làm giảm căng thẳng và hành động một cách có kiểm soát.
Rèn luyện sự tư duy tích cực
Việc rèn luyện tư duy sáng tạo, tích cực cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc cảm xúc của bạn. Hãy rèn luyện khả năng nhìn nhận một tình huống từ nhiều góc độ khác nhau và tìm kiếm các khía cạnh tích cực. Việc thay đổi cách bạn suy nghĩ, chú trọng vào những điều tích cực trong cuộc sống sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả.
Rèn luyện sự tự tin
Tự tin là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát cảm xúc. Việc tự tin vào khả năng của bản thân sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc đối mặt với các tình huống khó khăn và khắc phục cảm xúc tiêu cực. Để rèn luyện sự tự tin, hãy tập trung vào việc nâng cao kỹ năng cá nhân, đặt mục tiêu để đạt được thành công.
Ngoài ra, việc tham gia các khóa học về quản lý cảm xúc, thực hành thiền định, tìm hiểu về nguyên tắc của kỹ năng kiểm soát cảm xúc và áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày cũng rất hữu ích. Luyện tập sự kiên nhẫn là chìa khóa quan trọng giúp bạn phát triển kỹ năng này. Đồng thời, đừng quên việc thực hành thường xuyên để trở nên thành thạo hơn trong việc kiểm soát cảm xúc của mình.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp là một khía cạnh quan trọng để xây dựng và duy trì mối quan hệ giao tiếp khỏe mạnh. Dưới đây là một số gợi ý để áp dụng kỹ năng này trong giao tiếp:
- Tự nhận thức về cảm xúc: Việc tự nhận biết về cảm xúc hiện tại của bạn, đặt tên cho chúng một cách rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát, hạn chế đưa ra những lời nói hay quyết định sai lầm.
- Kiểm soát phản ứng tức thì: Trong quá trình giao tiếp, nếu bạn bị kích động hay có những cảm xúc tiêu cực, hãy cố gắng kiểm soát phản ứng tức thì của mình bằng cách hít một hơi thật sâu và cho mình một khoảng “lặng” để suy nghĩ trước khi đưa ra phản hồi.
- Lắng nghe chân thành: Trong giao tiếp, việc lắng nghe ý kiến của người khác để hiểu đồng cảm với quan điểm của họ là điều vô cùng quan trọng. Hãy kiên nhẫn lắng nghe người khác bày tỏ hết những điều cần nói trước khi đưa ra ý kiến hoặc phản hồi của riêng bạn.
- Điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể: Ngôn ngữ cơ thể cũng là một phương tiện giúp bạn truyền tải cảm xúc một cách mạnh mẽ. Vì vậy, hãy kiểm soát các biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ và giọng điệu của bạn để phù hợp với thông điệp cũng như cảm xúc mà bạn muốn truyền đạt.
- Sử dụng ngôn từ súc tích: Người ta thường nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì vậy mà việc lựa chọn những ngôn từ tích cực, phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ tránh được những hiểu lầm hoặc căng thẳng không cần thiết trong giao tiếp.
- Quản lý xung đột: Trong tình huống xung đột, hãy thể hiện sự kiên nhẫn và bình tĩnh nhất để tránh những phản ứng quá mức hoặc tiêu cực. Lúc này hãy tìm cách thảo luận, bóc tách vấn đề để tìm kiếm giải pháp giải quyết xung đột sao cho cả hai bên đều cảm thấy hài lòng.
- Thể hiện sự thông cảm và tôn trọng: Thể hiện sự thông cảm, sẵn lòng lắng nghe bằng cách hiểu và tôn trọng cảm xúc của người khác là điều quan trọng mà một người sở hữu kỹ năng kiểm soát cảm xúc cần phải có để xây dựng những mối quan hệ tích cực.
>> Xem thêm: Nghi Thức Xã Giao Trong Kinh Doanh
Ví dụ về kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Những ví dụ sẽ chỉ ra rằng kỹ năng này có thể áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau, từ công việc đến mối quan hệ cá nhân và cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ trong công việc
Bạn nhận được phản hồi tiêu cực về công việc của mình từ người quản lý. Thay vì trở nên tức giận hoặc chán nản, bạn hãy kiểm soát bằng cách lắng nghe một cách chân thành, tìm hiểu thêm về nguyên nhân phản hồi rồi tìm cách cải thiện kỹ năng làm việc của mình.
Trong một cuộc họp gặp phải ý kiến khác biệt dẫn đến tranh cãi. Nhiệm vụ của ban là kiểm soát tốt cảm xúc bằng cách lắng nghe mọi ý kiến, điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt ý kiến một cách có xây dựng. Đồng thời cố gắng ngăn những phản ứng tức giận, bên cạnh đó là thể hiện sự thông cảm và sẵn lòng đàm phán để tìm ra giải pháp tốt nhất cho tất cả mọi người. Chính vì thế kỹ năng kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi công việc của bạn.
Ví dụ trong mối quan hệ cá nhân
Trong một cuộc tranh luận với đối tác hoặc người bạn đời, bạn cần biết cách kiểm soát cảm xúc bằng việc điều chỉnh giọng điệu cũng như ngôn từ để truyền đạt suy nghĩ một cách nhã nhặn, tuyệt đối không dùng những từ ngữ có ý không gây xúc phạm. Đồng thời, hãy cố gắng điều chỉnh hành vi của mình, sao cho không phản ứng quá mức. Có thể thỏa thuận với đối tác một buổi gặp gỡ khác, khi bạn lấy lại được bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo hơn. Một cách khác đó là cả hai bên cùng nhau ngồi lại, phân tích mọi vấn đề, quan điểm, cách nhìn nhận của bản thân để đối phương thấu hiểu, cuối cùng là đi đến những quyết định chung sáng suốt hơn.
Ví dụ trong cuộc sống hàng ngày
Bạn gặp một tình huống căng thẳng trong giao thông và vô tình xảy ra một va chạm nhẹ với người khác. Khi đó, thay vì giận dữ, tìm kiếm nguyên nhân thực sự từ đâu thì cả hai bên nên quan tâm lẫn nhau, xem có bị thương, trầy xước ở đâu hay không. Nếu cả hai phương tiện đều có những hỏng hóc thì đưa ra phương án sửa chữa thích hợp. Trong trường hợp không có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe thì có thể tiếp tục tham gia lưu thông và bỏ qua việc va chạm vừa rồi.
Khi bạn đang trải qua một ngày căng thẳng và mệt mỏi, hãy cố gắng cân bằng xúc bằng cách tạo cho mình thời gian để thư giãn như tập thể dục, thiền định hoặc tham gia một hoạt động thú vị cùng với bạn bè, bố mẹ, con cái. Bằng cách này, bạn sẽ giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng tích cực một cách nhanh chóng.
Từ việc lắng nghe cơ thể, điều chỉnh hành động, rèn luyện tư duy tích cực đến việc áp dụng kỹ năng này trong giao tiếp, kỹ năng kiểm soát mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Hãy bắt đầu từ việc nhận biết và tập trung vào kiểm soát tốt cảm xúc từng ngày, để mỗi bước tiến nhỏ đều mang đến một cuộc sống tích cực, hạnh phúc hơn.
Trên đây là những thông tin về kỹ năng kiểm soát cảm xúc mà CTS Việt Nam muốn chia sẻ đến bạn. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích với bạn, đừng quên để lại bình luận phía dưới nhé!