Kỹ năng lắng nghe được xem là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công trong mọi cuộc giao tiếp. Vậy, kỹ năng lắng nghe là gì? Tại sao kỹ năng lắng nghe là quan trọng?
Như ngạn ngữ Nga từng có câu với đại ý rằng: Con người mất 3 tuổi để học nói, tuy nhiên phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe. Nhưng trong cuộc sống thường ngày, lại rất ít người có khả năng lắng nghe, họ đã vô tình thiếu đi một kỹ năng giao tiếp quan trọng và khiến cuộc giao tiếp trở nên kém hiệu quả.
Vậy, để hiểu hơn về kỹ năng lắng nghe là gì và cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu hiệu quả hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Lắng nghe là gì?
Lắng nghe là hành động tập trung và chú ý vào âm thanh, từ ngữ hoặc thông điệp mà người khác đang truyền đạt. Điều này đòi hỏi sự tập trung và khả năng hiểu biết để thu nhận thông tin từ người nói một cách chân thành.
Lắng nghe không chỉ liên quan đến việc nghe những gì người khác nói, mà còn bao gồm cả việc hiểu và đồng cảm, chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và ý kiến mà họ đang chia sẻ.
Lắng nghe kỹ càng còn giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn, cải thiện sự hiểu biết và tránh hiểu lầm. Ngoài ra, lắng nghe còn đóng vai trò quan trọng trong các tình huống như: tư vấn, giải quyết xung đột, hỗ trợ tâm lý và nhiều tình huống giao tiếp khác.
Kỹ năng lắng nghe là gì?
Kỹ năng lắng nghe là khả năng tập trung vào người đang diễn đạt, để thấu hiểu sâu sắc thông điệp mà họ đang truyền tải. Kỹ năng này không chỉ bao gồm việc chú ý nội dung được truyền tải mà còn đòi hỏi sự nhạy bén đối với cảm xúc, tư duy và động cơ đang trong từng câu từ của người nói.
Kỹ năng còn thể hiện qua khả năng phản hồi với người nói bằng cách sử dụng câu hỏi thông minh để hoặc tóm tắt lại những điểm chính đã được trình bày để xác nhận việc hiểu đúng và đầy đủ.
Việc lắng nghe hiệu quả sẽ mang đến cho người nói cảm giác được tôn trọng và thấu hiểu, tạo dựng nền móng vững chắc cho mọi cuộc đối thoại, bất kể môi trường nào, có thể là công việc hay cuộc sống hàng ngày.
Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe là kỹ năng vô cùng quan trọng, nó nắm giữ đến 90% sự thành công trong mọi cuộc giao tiếp đi kèm kỹ năng nói.
- Tiếp nhận thông tin: Việc lắng nghe đòi hỏi khả năng ghi nhớ và ghi lại những chi tiết cụ thể, đặc biệt khi đối tác đang giới thiệu các quy trình, hoạt động chi tiết hoặc truyền đạt thông tin mà bạn cần truyền tải cho những người khác.
- Thể hiện là người có hiểu biết: Kỹ năng lắng nghe xuất sắc thể hiện bạn không chỉ thấu hiểu sâu rộng mà còn có khả năng phân tích và đánh giá chất lượng thông tin, lập luận của người đang nói. Điều này chứng tỏ khả năng tư duy phản biện của bạn và có sự tôn trọng đối với ý kiến của người khác.
- Mở rộng kiến thức: Qua việc lắng nghe, chúng ta có thể tiếp xúc với các góc độ mới, khám phá những thực tế mới và tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu.
- Xây dựng lòng tin: Lắng nghe tích cực, chân thành tạo nền tảng cho sự tin tưởng. Khi người đối diện cảm nhận sự tập trung và tôn trọng từ bạn, họ thường dễ dàng chia sẻ hơn, điều này rất hữu ích trong giao tiếp với khách hàng mới hoặc đối tác kinh doanh.
- Nhận biết và giải quyết vấn đề: Lắng nghe giúp bạn nhận biết sớm những vấn đề hoặc khó khăn mà đối tác đang đối mặt. Điều này tạo điều kiện cho bạn nhanh chóng định hình kế hoạch và chiến lược để giải quyết tình huống.
- Mở rộng và duy trì mối quan hệ: Sự lắng nghe chân thành tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và duy trì mối quan hệ. Bằng cách tạo cảm giác thoải mái, bạn xây dựng một môi trường giao tiếp rộng mở, tạo cơ hội phát triển hợp tác và gắn kết với đối tác, khách hàng và mọi người xung quanh.
>> Xem thêm: Kỹ năng bán hàng | 10 Kỹ năng bán hàng đạt doanh thu khủng
Nguyên tắc “vàng” rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Làm sao để có một quy trình lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả? Hãy xem những nguyên tắc dưới đây để có thể áp dụng một cách tốt nhất nhé.
Giữ giao tiếp bằng mắt tốt
Trong cuộc trò chuyện, việc giao tiếp bằng ánh mắt đặc biệt quan trọng. Điều này thể hiện cho người đang nói biết rằng bạn đang tập trung lắng nghe những gì họ chia sẻ và không bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh.
Một cách để tập trung giao tiếp qua ánh mắt đó là áp dụng nguyên tắc 50/70. Nghĩa là bạn duy trì giao tiếp bằng mắt trong khoảng 50% đến 70% thời gian khi bạn đang lắng nghe. Hãy giữ liên lạc ánh mắt trong khoảng 4 – 5 giây trước khi nhìn đi chỗ khác sẽ giúp tập trung và thể hiện sự quan tâm của bạn đối với người nói.
Đặt câu hỏi mở
Câu hỏi “Có hoặc Không” thường tạo ra những câu trả lời hạn chế và khiến cuộc trò chuyện trở nên mờ nhạt. Điều này không mang lại giá trị trong quá trình rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả mà còn cản trở việc thấu hiểu về đối phương vì thiếu thông tin mô tả.
Thay vào đó, hãy sử dụng những câu hỏi mở để thể hiện sự quan tâm và khám phá thêm về ý kiến của đối phương, chẳng hạn như:
- Bạn có thể chia sẻ thêm về điều đó được không?
- Bạn nghĩ gì về tình huống này?
- Còn những khía cạnh nào mà chúng ta chưa xem xét?
- Theo bạn, kết quả tốt nhất có thể là gì trong trường hợp này?
Những câu hỏi như vậy sẽ thúc đẩy cuộc trò chuyện mở ra và cho phép bạn nắm bắt thông tin rộng hơn, từ đó cải thiện khả năng lắng nghe và hiểu biết.
Hãy kiên nhẫn
Kiên nhẫn là một kỹ năng hiệu quả, vì nó cho phép mỗi người tập trung vào việc lắng nghe mà không cắt ngang lời của đối phương. Kiến nhân không có nghĩa là phải cố gắng lấp đầy khoảng thời gian im lặng bằng những suy nghĩ hoặc câu chuyện riêng. Hãy tránh chuẩn bị câu trả lời trong khi đối phương vẫn đang diễn đạt và không nên đột ngột thay đổi chủ đề, vì điều này thể hiện sự thiếu kiên nhẫn và tôn trọng.
Để lắng nghe một cách xuất sắc, cần tập trung hoàn toàn vào người nói, cố gắng hiểu rõ ý muốn và suy nghĩ của họ. Đôi khi, người nói có thể diễn đạt những suy nghĩ phức tạp hoặc không rõ ràng. Lúc này, người nghe cần kiên nhẫn để tạo điều kiện cho đối phương thể hiện mình một cách rõ ràng hơn.
Tuyệt đối không được ngắt lời
Thay vì dành hết phần nói của đối phương thì bạn hãy lắng nghe người khác nói. Tuyệt đối không ngắt lời đối phương bởi điều này sẽ làm họ khó chịu và không muốn chia sẻ nữa. Đây là điều cấm kỵ trong mọi cuộc giao tiếp. Vì thế bạn hãy lưu ý nhé!
Không phán xét, áp đặt
Một nguyên tắc quan trọng để phát triển khả năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả là mở lòng và sẵn sàng học hỏi, để từ một người nghe bình thường trở thành một người thực sự lắng nghe giỏi. Ai trong chúng ta cũng không muốn nói chuyện với người bảo thủ, lấy tư tưởng của mình áp đặt lên người khác hoặc phán xét quan điểm của người khác.
Điều này không có nghĩa là bạn không có quan điểm riêng, nhưng bạn nên hạn chế cái tôi trong giao tiếp để thực sự hiểu người khác. Điều này không chỉ giúp bạn mở mang tầm nhìn mà còn thúc đẩy khả năng phát triển của bạn. Việc lắng nghe quan điểm của người khác có thể giúp bạn hoàn thiện hơn.
Thấu hiểu khi lắng nghe
Trong giao tiếp, không phải lúc nào đối phương cũng nói ra 1 cách trực tiếp. Vì vậy, khi lắng nghe, hãy cố gắng tìm hiểu những ý đang ẩn sau lời nói. Điều này đặc biệt quan trọng trong các cuộc trò chuyện với đối tác, bạn cần chú ý hơn.
3 Hiểu lầm trong kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe là lép vế
Lắng nghe không phải là lép vế mà đó là một dạng giao tiếp hai chiều tương tác. Bằng cách lắng nghe hiệu quả, chúng ta có thể dẫn dắt cuộc trò chuyện theo hướng mong muốn và đặt ra những câu hỏi thú vị.
Lắng nghe đòi hỏi sự tập trung và thời gian để tiếp thu và hiểu những gì mà người khác đang chia sẻ. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn, phản hồi tốt hơn và tạo kết nối tốt hơn. Vì vậy, lắng nghe cũng có thể mang tính chất dẫn dắt và kiểm soát cuộc trò chuyện.
Lắng nghe là ngồi im
Lắng nghe không đơn thuần là việc ngồi yên và quan sát cuộc trò chuyện xung quanh bàn tán về một chủ đề nào đó. Lắng nghe không đáng giá nếu chỉ là việc thụ động, không đem lại kết quả.
Thực ra, lắng nghe là hành động tinh thần, một tình trạng tập trung và thấu hiểu sâu sắc về những gì xảy ra xung quanh. Mặc dù việc ngồi yên có thể giúp tập trung hơn vào người nói, nhưng thực sự hiệu quả khi chúng ta lắng nghe bằng tư duy mở, sẵn sàng thấu hiểu và đồng cảm.
Lắng nghe trong mọi tình huống đều giống nhau
Lắng nghe sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo tình huống, và mỗi dạng lắng nghe đều mang một đặc trưng riêng. Do đó, việc hiểu rõ và áp dụng đúng loại lắng nghe cho từng tình huống giúp duy trì các mối quan hệ xung quanh một cách tốt hơn.
Ví dụ, trong hội thảo chuyên môn, hay đơn gian như quá trình làm việc nhóm, lắng nghe cần tập trung để nắm vững thông tin kỹ thuật và kiến thức. Trong cuộc trò chuyện bạn bè, lắng nghe có thể thoải mái hơn, thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể để làm cuộc hội thoại sống động và thú vị.
Lắng nghe cũng thay đổi theo mục đích của bạn. Trong việc giải quyết vấn đề hoặc trao đổi ý kiến, lắng nghe cẩn thận giúp bạn hiểu rõ hơn và phản hồi một cách thích hợp. Khi người khác cần tâm sự, thể hiện lòng cảm thông và chia sẻ để họ cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu.
Những lỗi thường gặp trong lắng nghe mà bạn cần cải thiện
Làm gián đoạn câu nói người khác
Khi cắt ngang lời người khác đang nói, điều này cho thấy bạn đang không tốt, đặc biệt quan trọng khi đó là người lớn tuổi hơn bạn.
“Giành nói” lời người khác
Không chỉ trong môi trường công việc, mà trong cuộc trò chuyện hàng ngày, việc “can thiệp” vào lời nói của người khác làm họ cảm thấy không được tôn trọng. Điều này gây ấn tượng không tốt và ảnh hưởng đến mối quan hệ.
Bị phân tâm
Sự thiếu tập trung cũng thể hiện khả năng lắng nghe kém. Ví dụ, tránh giao tiếp bằng ánh mắt hay xem điện thoại trong khi đối phương đang nói chuyện với bạn.
>> Xem thêm: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Cách làm chủ cảm xúc khi giao tiếp
Trên đây là những thông tin về cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp mà CTS Việt Nam muốn chia sẻ đến bạn. Giúp bạn có thêm kinh nghiệm và cải thiện hơn trong mọi cuộc giao tiếp. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về kỹ năng này cũng như tầm quan trọng của nó trọng đời sống hàng ngày. Chúc bạn áp dụng thành công.