Bằng cách áp dụng mô hình 4P trong việc hoạch định chiến lược Marketing, công ty có thể đễ dàng đánh giá về sản phẩm, nơi tiếp thị, kênh phân phối và giá cả của sản phẩm đó. Cách tiếp cận này tuy cung cấp dữ liệu hữu ích cho doanh nghiệp, nhưng còn mang đậm cái nhìn phiến diện chỉ từ phía nhà sản xuất.
Vì lẽ đó, mô hình 4C được xây dựng và ứng dụng giúp nhà hoạch định chiến lược có thể đặt mình vào vị trí của khách hàng, giải quyết vấn đề có nguy cơ phát sinh từ họ.
Để nắm vững tâm lý và lối tư duy của người mua hàng, 4 yếu tố sau cần được giải thích trong kế hoạch của mỗi công ty.
- Khách hàng (Customer)
- Chi phí (Cost)
- Giao tiếp (Communication)
- Tính tiện lợi (Convenience)
Dù có nhiều điểm tương đồng và thậm chí bổ trợ cho mô hình 4P truyền thống, mô hình chiến lược 4C nhấn mạnh hơn về lợi ích người tiêu dùng, giảm độ nhạy cảm về giá và tăng vị thế cạnh tranh của công ty trong suy nghĩ người mua.
Khách hàng (Customer)
Bất kì sản phẩm hay dịch vụ nào đều phải xoay quanh một trọng tâm: khách hàng. Bạn luôn phải cân nhắc khách hàng muốn và cần gì, bằng cách nào sản phẩm của bạn có thể móc nối với mong đợi này? Tại sao người tiêu dùng cần sản phẩm của bạn? Và quan trọng nhất, nhận thức của khách hàng về sản phẩm của bạn sẽ phản ánh vị trí của bạn trên thị trường.
Chi phí (Cost)
Dù bạn nghĩ giá cả bạn đưa ra có lợi cho kinh doanh, nhưng nó có thật sự hợp lý trong mắt người tiêu dùng? Người dùng có sẵn sàng và vui vẻ sử dụng dịch vụ của bạn? Họ có thỏa mãn và hài lòng về sản phẩm với số tiền đã bỏ ra? Nếu câu trả lời là không, chiến lược của bạn thật sự vẫn chưa thống nhất và chặt chẽ.
Giao tiếp (Communication)
Hãy nghĩ về cách bạn truyền thông điệp về sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất, vì điều này ảnh hưởng sâu sắc đến hình ảnh thương hiệu của bạn. Mỗi chiến dịch quảng bá nên chú trọng để trả lời câu hỏi đa số khách hàng đưa ra: “Sản phẩm này có lợi gì cho tôi?”. Nói cách khác, tác động vào cảm xúc và cách cảm nhận mang lại hiệu quả lớn cho mọi chiến dịch. Tạo cơ hội cho người dùng tương tác, thảo luận và lan truyền thông điệp sản phẩm chứa đựng luôn là mong muốn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp.
Tính tiện lợi (Convenience)
Khách hàng có thể mua sản phẩm dễ dàng không? Họ có thể tìm thấy chúng tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ ưa thích của mình? Sẽ có những khó khăn nào họ có thể gặp phải khi tìm mua chúng? Tạo điều kiện địa lý thuận lợi nhất để khách hàng tiếp cận sản phẩm là yếu tó cần được xem trọng. Dù sản phẩm bạn tốt với mức giá vô cùng ưu đãi, vẫn không ai mua vì đơn giản họ chẳng thể tìm thấy chúng được.
———————————————————————————————————————
Nguyên tắc 4C quy chuẩn này dù hữu ích nhưng để có cái nhìn tổng quan và chuyên sâu nhất về marketing hiện đại, cần sự kết hợp của nhiều công cụ và kỹ năng khác. Cùng CTS chinh phục con đường trở thành Marketer chuyên nghiệp qua các khóa học chuyên sâu cùng chuyên gia tại đây.