SWOT là một khái niệm phân tích được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1960. Nhiều chuyên gia tin rằng cha đẻ nguyên tắc này chính là Albert Humphrey- doanh nhân và nhà quản trị người Mỹ tại Viện nghiên cứu Stanford, California, Hoa Kỳ.
Thuật ngữ này viết tắt của 4 yếu tố: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats). Đây là công cụ hoạch định chiến lược được tin dùng bởi nhiều công ty trên khắp thế giới, giúp họ hiểu rõ vị trí của mình trên thị trường và tiếp cận các hướng phát triển tiềm lực trong tương lai.
Trên lý thuyết, điểm mạnh và điểm yếu được xem như những yếu tố nội bộ – danh tiếng, vị trí và năng lực nhân viên. Cơ hội và thách thức, ngược lại chính là các tác động từ bên ngoài như đối thủ, nguồn phân phối hoặc giá cả.
Với vô số biến động trên thị trường trong thời đại số hiện nay, việc sử dụng phân tích SWOT trở nên cần thiết hơn với tầng suất áp dụng cao, tính theo năm hoặc quý. Việc này giúp tổ chức nhận dạng vấn đề kịp thời cũng lối giải quyết hợp lý.
Ngoài những tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp cũng ứng dụng lối phân tích này cho việc lập kế hoạch, nhất là giai đoạn đầu của kế hoạch.
Một quy trình phân tích SWOT tiêu chuẩn thường có sự tham gia của tất cả cổ đông của doanh nghiệp hoặc cấp quản lý, thu thập tất cả ý kiến và phương pháp của họ nhằm mang lại cái nhìn đa chiều và toàn diện nhất trước khi hiện thực hóa.
Bằng các tiếp cận đa chiều này, công ty có thể bắt đầu kế hoạch ngắn lẫn dài hạn, lường trước trở ngại và quan trọng hơn hết chính là đoán trước những cơ hội trên thị trường để bắt kịp xu hướng.
————————————————————————————————-
Để hiểu rõ và nắm vững nguyên tắc SWOT cũng như áp dụng chúng vào quy trình lập kế hoạch tối ưu nhất, cùng CTS chinh phục kỹ năng này qua nhiều khóa học tại đây.