Thế giới là một bàn đàm phán khổng lồ, và bạn luôn là một phần của nó. Đàm phán không chỉ là một khái niệm tồn tại trên phương diện kinh doanh, không còn gắn liền với những thương vụ bạc tỷ mà hiện hữu trong chính cuộc sống hàng ngày. Đàm phán kinh doanh không đơn thuần chỉ là con số, lợi nhuận; nó phản ánh rõ nét hình ảnh của người tham gia hay chính văn hóa công ty tham dự.
Nghệ thuật thương lượng đàm phán luôn biến hóa phức tạp theo từng môi trường kinh doanh bởi ảnh hưởng từ yếu tố con người, địa lý… Dù không có quy chuẩn chính xác cho mọi tình huống nhưng 5 sai lầm đắt giá sau nên được loại bỏ nếu bạn cần chinh phục kỹ năng này.
1. Thiếu tự tin Một quan niệm sai lầm là kỹ năng đàm phán chỉ dành cho những người mạnh mẽ, can đảm hoặc một người dày dặn kinh nghiệm chuyên môn. Tuy nhiên, việc thiếu tự tin và chuẩn bị chính là sai lầm nhiều người mắc phải.
Giai đoạn trước bất kì cuộc thương thảo nào,bạn cần nắm vững những điều kiện có lợi cho đôi bên, dự đoán những lý do đối tác từ chối, xác định ‘’bước ngoặc” để xoay chuyển những tình huống xấu nhất. Một thái độ tự tin nhưng khiêm tốn là tiền đề hữu ích nhất để giữ mối quan hệ hòa nhã, chuyên nghiệp – yếu tố giúp bạn được đánh giá cao trong mắt đối tác lẫn đối thủ của mình.
2. Tin vào khái niệm “không thể thương lượng được” Khi bạn nghĩ như một nhà đàm phán, mọi việc đều có thể đàm phán được. Khi bạn tin rằng mọi luật lệ đều có thể thay đổi được, bạn chắn chắn sẽ tìm ra cách để thay đổi chúng.
Điều khoản, giá trị, hay giới hạn của mọi vấn đề đều được chuyển đổi nếu cả hai phía đều đạt được tầm nhìn , lợi ích chung. Công việc của bạn chính là tạo ra cầu nối hữu ích của cả hai phía, nỗ lực thúc đẩy và luôn tin rằng luôn có cách để đạt được thỏa thuận chung này.
3. Không xây dựng mối quan hệ Một trong những sai lầm lớn nhiều người mắc phải chính là lờ đi việc xây dựng mối quan hệ với đối thủ của mình.
“Giữ bạn của mình gần nhưng kẻ thù thì phải gần hơn nữa”. Hãy xây dựng mối quan hệ với mọi người, sử dụng thông tin bạn có để hiểu được điều họ cần, điều thúc đẩy cũng như cản trở họ. Một cái nhìn tổng quan để đúc kết chiến lược luôn cần thiết cho bất kì kế hoạch đàm phán nào.
4. Ngại đưa ra đề nghị Nghe thì có vẻ rất đơn giản nhưng chìa khóa cho kỹ năng đàm phán thành công nằm tại chuỗi những lời đề nghị này. Chúng ta ngại thương lượng vì sợ bị từ chối dù tin hay không, từ chối là giai đoạn tất yếu của bất kì cuộc thương thảo nào.
Lý do từ chối không bao giờ mang tính cá nhân. Đó là nguyên nhân phản ánh đề nghị của bạn không đáp ứng đủ lợi ích cơ bản cho bên còn lại, hoặc đơn giản chưa thỏa mãn được những điều kiện họ yêu cầu.
Bạn nên hiểu rằng: Họ từ chối đề nghị của bạn, chứ không từ chối bạn. Hãy thu thập những lý do bạn bị từ chối, khắc phục chúng cho lời đề nghị tiếp đến của mình.
——————————————— Trung tâm CTS khai giảng các khóa học phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo, phát triển tư duy dành cho người đi làm. Tầm nhìn của chúng tôi là tạo ra một môi trường học tập năng động, đầy thách thức, mang đến cơ hội để học viên tự đổi mới, và phát triển lãnh đạo để thành công.
Để biết thêm về thông tin các khóa học, vui lòng bấm vào đây.